Các vết nứt xuất hiện trong bê tông có nhiều nguyên nhân khác nhau, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi tằng suất uốn lớn hơn khả năng bền chịu uốn của bê tông. Các vết nứt này tạo điều kiện dễ dàng cho các tác nhân xâm nhập vào bê tông và tiếp cận kết cấu dẫn đến huỷ hoại cấu trúc công trình.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm. Công ty MOWA xin chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp thi công Xử lý vết nứt như sau:
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẾT NỨT:
• Các vết nứt xảy ra trước khi bê tông đóng rắn.
• Vết nứt sàn bê tông xuất hiện khi bê tông đã đóng rắn
• Vết nứt sàn xảy ra trong quá trình vận hành sử dụng.
• Nứt sàn bê tông do thiếu khả năng chịu lực.
• Nứt do sai sót trong thiết kế và thi công
• Nứt bê tông do lún nền móng
• Nứt do ăn mòn kết cấu bê tông (công trình cầu cảng).
II. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG XỬ LÝ VẾT NỨT:
• Tùy theo vết nứt lớn nhỏ thì ta có thể sử dụng phương pháp bơm máy áp lực cao, xi lanh,.... để tiến hành chống thấm.
• Dùng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt vết nứt.
• Sau đó dùng đục hoặc máy cắt chuyên dụng tạo rãnh hình chữ V, kích thước của rãnh thì còn phụ thuộc vào vết nứt. Nhưng thường là rộng 1.5cm và sâu 1cm.
• Sau khi vệ sinh rãnh hình chữ V thì bắt đầu xử lý vết nứt bằng những vật liệu sau đây: Keo PU trương nở SL668, Keo PU trương nở SL669, Keo Epoxy SL1400, Sikadur 731, Sikadur 732
Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ, xử lý và quy trình thi công xử lý vết nứt đạt hiệu quả tốt nhất, Khách Hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể.
III. Công trình tiêu biểu:
Nhà máy Teakwang Cần Thơ
Nhà Máy Thái Tuấn KCN Anh Hồng